Chào hàng hiệu quả qua e-mail và tin nhắn
E-mail và tin nhắn sẽ là phương pháp tiếp thị cực hiệu quả và tiết kiệm, nếu bạn biết soạn thư chào hàng đúng cách và đánh trúng nhu cầu hay mối bận tâm của khách hàng.
Công ty của bạn đang tăng trưởng và bạn đang muốn chinh phục những khách hàng lớn hơn? Hay phòng kinh doanh của công ty đang tìm kiếm những khách hàng cao cấp nhất? Nếu bạn từng gửi thư điện tử cho khách hàng mà không được hồi đáp, có lẽ bạn cần xem lại và cải thiện chiến lược soạn thư chào hàng của mình. Các phóng viên của tạp chí Inc.com đã tìm gặp và trò chuyện với Jill Konrath, một nhà chiến lược kinh doanh được quốc tế công nhận, và là tác giả của cuốn “SNAP Selling” (Tạm dịch: Bán hàng thần tốc). Trong cuộc nói chuyện, Jill đã chia sẻ các cách viết e-mail chào hàng hiệu quả để không bị khách hàng xóa đi hoặc cho vào thư rác.
1. Loại bỏ tất cả ngôn từ thừa thãi
Loại bỏ tất cả những ngôn từ dài dòng khiến khách hàng muốn xóa e-mail. Dưới đây là những “tội đồ ngôn ngữ” trong thư chào hàng: thú vị, tiên tiến, giải pháp, đối tác, dẫn đầu, đam mê, độc đáo hay điểm dừng chân lý tưởng.
2. Đơn giản hóa thông điệp
E-mail của bạn cần phải được viết dưới 90 từ. Sử dụng những đoạn văn chỉ có 2 câu để người nhận có thể đọc lướt. Dùng phông chữ màu đen bình thường (không dùng màu sắc lòe loẹt) và không bao giờ được đính kèm quá 1 link liên kết hay 1 tệp đính kèm.
3. Đi đúng trọng tâm
Nghiên cứu doanh nghiệp, ngành kinh doanh hay vị thế của khách hàng tiềm năng. Hãy đảm bảo rằng e-mail của bạn phải đề cập đến một mục tiêu kinh doanh quan trọng, một nhu cầu chiến lược, một vấn đề hay thách thức nào đó của họ. Tính liên quan là yếu tố căn bản cần có trong e-mail.
4. Tập trung vào những vấn đề được khách hàng ưu tiên hàng đầu
Xác định các sự kiện kinh doanh trọng yếu có thể ảnh hưởng đến những vấn đề được quan tâm hàng đầu của khách hàng tiềm năng và đưa thông tin đó vào thông điệp của bạn. Ví dụ như: chuyển địa điểm, sáp nhập, những thay đổi trong vấn đề quản trị hay quy định pháp luật mới ban hành.
5. Hãy biến mình thành nguồn hỗ trợ vô giá
Sản phẩm hay dịch vụ của bạn có thể là hàng hóa, nhưng bạn thì không. Trong thư điện tử, hãy tập trung chia sẻ các ý tưởng, quan niệm và thông tin có giá trị giúp khách hàng tiềm năng đạt được mục tiêu của họ.
6. Chủ đề thư phải thật cuốn hút
Một dòng chủ để thư cũng có thể giúp khách hàng quyết định có nên đọc thư hay không. Cần tránh thông điệp quảng cáo bán hàng và tậpt rung vào những vấn đề kinh doanh kiểu như: “Giải đáp nhanh: Sáng kiến thuê nhân công ngoài” hay “Cắt giảm thời gian giới thiệu sản phẩm”
7. Thực hiện thành chiến dịch
Liên lạc khoảng 8 – 12 lần (qua e-mail và điện thoại) trong khoảng thời gian 4 – 6 tuần, nội dung mỗi lần liên lạc phải độc lập so với nội dung trước đó. Cung cấp cho khách hàng đường dẫn tới nguồn tin. Làm nổi bật giá trị của đơn hàng để thuyết phục khách hàng chấp nhận thay đổi.
Công ty của bạn đang tăng trưởng và bạn đang muốn chinh phục những khách hàng lớn hơn? Hay phòng kinh doanh của công ty đang tìm kiếm những khách hàng cao cấp nhất? Nếu bạn từng gửi thư điện tử cho khách hàng mà không được hồi đáp, có lẽ bạn cần xem lại và cải thiện chiến lược soạn thư chào hàng của mình. Các phóng viên của tạp chí Inc.com đã tìm gặp và trò chuyện với Jill Konrath, một nhà chiến lược kinh doanh được quốc tế công nhận, và là tác giả của cuốn “SNAP Selling” (Tạm dịch: Bán hàng thần tốc). Trong cuộc nói chuyện, Jill đã chia sẻ các cách viết e-mail chào hàng hiệu quả để không bị khách hàng xóa đi hoặc cho vào thư rác.
1. Loại bỏ tất cả ngôn từ thừa thãi
Loại bỏ tất cả những ngôn từ dài dòng khiến khách hàng muốn xóa e-mail. Dưới đây là những “tội đồ ngôn ngữ” trong thư chào hàng: thú vị, tiên tiến, giải pháp, đối tác, dẫn đầu, đam mê, độc đáo hay điểm dừng chân lý tưởng.
2. Đơn giản hóa thông điệp
E-mail của bạn cần phải được viết dưới 90 từ. Sử dụng những đoạn văn chỉ có 2 câu để người nhận có thể đọc lướt. Dùng phông chữ màu đen bình thường (không dùng màu sắc lòe loẹt) và không bao giờ được đính kèm quá 1 link liên kết hay 1 tệp đính kèm.
3. Đi đúng trọng tâm
Nghiên cứu doanh nghiệp, ngành kinh doanh hay vị thế của khách hàng tiềm năng. Hãy đảm bảo rằng e-mail của bạn phải đề cập đến một mục tiêu kinh doanh quan trọng, một nhu cầu chiến lược, một vấn đề hay thách thức nào đó của họ. Tính liên quan là yếu tố căn bản cần có trong e-mail.
4. Tập trung vào những vấn đề được khách hàng ưu tiên hàng đầu
Xác định các sự kiện kinh doanh trọng yếu có thể ảnh hưởng đến những vấn đề được quan tâm hàng đầu của khách hàng tiềm năng và đưa thông tin đó vào thông điệp của bạn. Ví dụ như: chuyển địa điểm, sáp nhập, những thay đổi trong vấn đề quản trị hay quy định pháp luật mới ban hành.
5. Hãy biến mình thành nguồn hỗ trợ vô giá
Sản phẩm hay dịch vụ của bạn có thể là hàng hóa, nhưng bạn thì không. Trong thư điện tử, hãy tập trung chia sẻ các ý tưởng, quan niệm và thông tin có giá trị giúp khách hàng tiềm năng đạt được mục tiêu của họ.
6. Chủ đề thư phải thật cuốn hút
Một dòng chủ để thư cũng có thể giúp khách hàng quyết định có nên đọc thư hay không. Cần tránh thông điệp quảng cáo bán hàng và tậpt rung vào những vấn đề kinh doanh kiểu như: “Giải đáp nhanh: Sáng kiến thuê nhân công ngoài” hay “Cắt giảm thời gian giới thiệu sản phẩm”
7. Thực hiện thành chiến dịch
Liên lạc khoảng 8 – 12 lần (qua e-mail và điện thoại) trong khoảng thời gian 4 – 6 tuần, nội dung mỗi lần liên lạc phải độc lập so với nội dung trước đó. Cung cấp cho khách hàng đường dẫn tới nguồn tin. Làm nổi bật giá trị của đơn hàng để thuyết phục khách hàng chấp nhận thay đổi.
Thu Thủy
Theo TTVN/Inc
0 nhận xét: